Mài đánh bóng sàn đá Terrazzo

Mài đánh bóng sàn đá Terrazzo

Trước khi đi tìm hiểu quy trình đánh bóng sàn đá mài Terrazzo khách hàng phải biết được khái niệm của đá mài Terrazzo cũng như là cách mà nó được ứng dụng vào bề mặt sàn. Sau đây, tại bài viết này hãy cùng Vinagreen đi tìm hiểu khái niệm cũng như là quy trình đánh bóng nhé.

KỸ THUẬT THI CÔNG, QUY TRÌNH GIÁM SÁT & NGHIỆM THU CÔNG TÁC TRÁT, LÁNG GRANITO (ĐÁ MÀI) – TERRAZZO 

Thi công, đánh bóng các loại sàn đá TERRAZZO

Hinh: Thi công, đánh bóng các loại sàn đá TERRAZZO

1.  Chuẩn bị lớp nền :

 

- Lấy bỏ hết vật liệu hữu cơ như vải, gỗ, phôi bào, vết dầu, mỡ.

- Dùng máy hút bụi vệ sinh bề mặt lớp nền để tránh lớp bụi trộn lẫn lớp vữa granito làm sai lệch màu sắc.

- Mặt nền phải đủ nhám để đạt độ gắn kết tốt với lớp vữa granito. Khi cần thiết, phải trát, láng thử để kiểm tra độ bám của vữa lên mặt trát, láng.

- Kiểm tra các công việc đã làm trước có liên quan đến chất lượng lớp trát, bả, láng làm về sau thí dụ như việc chèn khuôn cửa, việc gắn bật, gắn bản lề chờ, lớp chống thấm, khe chèn chỗ nối của các đường ống sẽ nằm trong lớp che phủ này.

- Kiểm tra độ cứng của lớp nền.

- Kiểm tra cao trình , sự vạch mốc tim, trục cho lớp hoàn thiện.

- Khi sử dụng lớp gắn kết nền có xi măng, tưới ẩm mặt nền trước khi thi công để lớp nền không hút nhanh nước của lớp vữa granito.

Thi công, đánh bóng các loại sàn đá TERRAZZO

Hinh: Thi công, đánh bóng các loại sàn đá TERRAZZO


2. Kiểm tra vật liệu sắp thi công:


- Kiểm tra chất lượng các vật liệu thành phần như đá dăm, xi măng và nước. Với các vật liệu hạt cần chú ý đến thành phần hạt, các tiêu chí thạnh học. Thi công ở vùng ven biển nên cần chú ý đến độ nhiễm muối của đá dăm.
- Kiểm tra mặt bằng nơi chế trộn vữa. Trộn vữa bằng máy trộn chuyên dụng tại vị trí bằng phẳng khác rồi chuyển vữa đền nơi thi công.
- Vữa phải được trộn thật đều.Trộn các vật liệu khô trước, khi thật đều mới cho nước để trộn.
- Vật liệu sử dụng phải phù hợp với thiết kế và được chủ đầu tư thông qua trước khi thi công. Mẫu của vật liệu sử dụng vào công trình được lưu giữ tại phòng kỹ thuật thi công của nhà thầu.
- Nước dùng cho thi công phải sạch, không nhiễm mặn.

Thi công, đánh bóng các loại sàn đá TERRAZZO

Hinh: Thi công, đánh bóng các loại sàn đá TERRAZZO


 3. Thi công và kiểm tra quá trình thi công


a. Công tác trát, láng:
Trát, láng vữa granito theo trình tự : trát lót bằng xi măng tạo độ bám theo yêu cầu. Trát lớp vữa có đá dăm, xi măng và chất tạo màu. Khi trát phải miết mạnh bằng bàn xoa sắt và vỗ nhẹ cho lớp vữa dàn đều và bám vào mặt lớp nền. Làm cữ độ dày bằng các thanh nẹp hoặc joint có chiều dày theo thiết kế.
Công nhân tiến hành từng công tác trên từng công đoạn được phổ biến các yêu cầu kỹ thuật, tuân thủ qui trình thi công và kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công cũng như khi hoàn thành.
Cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra chất lượng công việc đã làm trong suốt quá trình thi công. Kiểm tra cao độ, độ phẳng mặt vữa ngay trong quá trình thi công, không để quá lâu mới kiểm tra hoặc để đến khi xong công tác mới kiểm tra. Nếu chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm làm ra chưa đạt yêu cầu, phải phá bỏ và làm lại. Vật liệu đã dùng tại những nơi phải phá do công tác chưa đạt yêu cầu không được dùng lại. Những vật liệu này sẽ được dọn sạch sẽ ngay và chuyển khỏi khu vực thi công.
Tưới nước bảo dưỡng lớp vữa sau khi thi công để tránh hiện tượng nứt mặt vữa khi đã hoàn thiện.

Thi công, đánh bóng các loại sàn đá TERRAZZOThi công, đánh bóng các loại sàn đá TERRAZZO

Hinh: Thi công, đánh bóng các loại sàn đá TERRAZZO


 b. Công tác mài thô:
Sau khi trát, láng tối thiểu 24 giờ thì tiến hành mài thô. Công tác mài thô cần 3 bước mài gồm mài lưỡi hợp kim, lưỡi số #50 và lưỡi số # 200. Sau khi mài thô, ủ lớp xi măng để lấp các lỗ bọt khí và các vết xước do mài thô tạo ra.


c. Công tác mài tinh:
Sau khi mài thô vẫn cần tưới nước bảo dưỡng và chờ từ 4 đến 7 ngày cho lớp vữa đạt độ cứng cần thiết mới tiến hành mài tinh. Mài tinh cần đủ 4 bước để đạt độ bóng. Các bước mài gồm các lưỡi số #300, #500, #800 và #1500. Trong khi mài thô cũng như mài tinh, máy mài được gắn miếng bao lưỡi mài để tránh văng nước vào các hạng mục thi công khác. Dùng máy hút nước vệ sinh ngay phần nước bẩn do công tác mài tạo ra, không để chảy tràn lan ảnh hưởng đến các hạng mục thi công khác.


d. Công tác hoàn thiện:
Sau khi mài tinh, khu vực thi công granito được khoanh vùng và bảo vệ, tránh việc đi lại vì có thể làm bẩn bề mặt. Khi bề mặt đã khô, dùng rulo lăn lớp hóa chất chống thấm và tạo bóng bề mặt. Dùng giấy decal dán phủ bề mặt đã hoàn thiện đến khi bàn giao mới tháo bỏ lớp decal ra.

Các vấn đề khó khăn khi thi công sàn đá mài và cách khắc phục:
Nứt bề mặt đá mài, sàn đá mài
Sau khi đổ, tô đá mài hiện tượng nứt đá mài xảy ra rất thường xuyên do người đổ không áp dụng chặt chẽ các quy định về kỹ thuật. Để hạn chế tối đa hiện tượng này xảy ra, các bạn cần áp dụng các biện pháp trước và sau khi đổ đá mài dưới đây để đá mài không bị nứt và đảm bảo kết cấu bền đẹp.
a. Nguyên nhân nứt đá mài
Đá mài về cơ bản bao gồm xi măng, đá, cát và nước. Khi đá mài tươi ở giai đoạn dẻo là đá mài tươi ở dạng linh động. Khi đá mài trở nên đông cứng, vữa xi măng bắt đầu co ngót. Giá trị cường độ nhỏ có được khi đá mài còn non không thể chống lại được các ứng suất tạo ra bởi sự co ngót này.
b. Biện pháp chống nứt khi đổ đá mài
Nếu đổ đá mài vào một ngày có gió, phần mặt có thể bắt đầu đông kết trước khi đông kết dưới đáy. Khi đó sẽ làm cho đá mài co ngót không đều (các vết nứt do co ngót dẻo). Cũng vậy, nếu nền đất phía dưới đá mài không bằng phẳng, sẽ có một lực kéo không đều diễn ra trong quá trình đá mài co ngót. Điều này cũng gây ra các ứng suất ảnh hưởng xấu tới đá mài mới.
Vì vậy, làm thế nào bạn có được đá mài không có vết nứt nào?
b.1. Trước khi đổ đá mài
Lớp móng:
Phải đảm bảo lớp móng (đất bên dưới đá mài) được đầm chặt và san phẳng hoàn toàn. Điều tốt nhất phải làm là dùng máy xới đất làm vườn, xới đất tới độ sâu 6 inch. Sau đó thuê một máy đầm vận hành bằng tay và đầm thật chặt đất xuống.
Điều này sẽ giúp đảm bảo không xuất hiện các điểm nền yếu. Có thể đổ một lớp cát đệm nếu muốn. Lớp cát này sẽ giúp đạt được bề mặt hoàn toàn phẳng và tạo ra ma sát không đổi đối với đá mài đang co ngót. 4-inch cát được rửa sạch là đủ để rải lớp đệm.
Cốt thép:
Nếu sử dụng lưới sợi thép làm cốt thép, nên sử dụng các lưới dạng phẳng. Không dùng lưới dạng cuộn. Lưới thép dạng cuộn cực kỳ khó giữ ở nửa mặt trên của đá mài, nơi mà lưới thép cần định vị để làm việc.
Hoặc cũng có thể yêu cầu công ty đá mài tươi cung cấp các sợi cho hỗn hợp đổ. Các sợi này thường là sợi nylon hoặc sợi polypropylene. Chúng giúp giảm tối thiểu vết nứt trong đá mài ở cấp vi mô thay vì ở cấp vĩ mô (nơi có thể nhìn thấy bằng mắt thường các vết nứt). Cốt thép cũng giúp kiểm soát được vết nứt.
Nhưng nếu xuất hiện vết nứt thì thép khi được đặt phù hợp vào trong đá mài sẽ giữ đá mài lại với nhau. Trong khi các sợi thì không làm được điều đó.
Tưới ướt lớp móng:
Khi đổ đá mài, nếu không có lớp cách ly hơi nước, thì tưới ướt lớp móng mà không cần khuấy trộn nước để nước trong đá mài tươi sẽ không bị lớp móng khô hấp thụ. Điều đó gây ra hiện tượng khô không đều và các vết nứt tệ hại do co ngót dẻo sinh ra.
b.2. Ngay khi đá mài đổ xong
Cần bảo vệ đá mài không bị ảnh hưởng của các cơn gió mạnh và không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì đá mài sẽ khô đều từ trên xuống dưới cùng.
Để ngăn ngừa xảy ra hiện tượng nứt đáng kể. Các khe co giãn là yếu tố quan trọng để không xảy ra vết nứt. Nhờ tạo các khe co giãn rộng ít nhất bằng ¼ độ dày của đá mài. Các khe cách nhau bằng khoảng 25 đến 30 lần độ dày đá mài.
Nếu sàn dày 4 inch, các khe co giãn phải có độ sâu ít nhất 1 inch và được đặt cách nhau cứ mỗi 100 – 120 inch/một khe. Nếu không thể sử dụng dụng cụ thi công để đặt các khe co giãn vào. Hoặc có thể thuê nhà thầu cưa đá mài tạo khe co giãn có độ sâu tối thiểu bằng ¼ độ dày của sàn. Phương pháp liên kết này sẽ giúp cho đá mài nứt tại điểm yếu nhất.
Ngay khi các khe co giãn được đặt vào vị trí. Đá mài được bảo dưỡng khoảng hai tuần. Tiến hành hàn kín các khe co giãn này nhằm ngăn nước không xâm nhập vào lớp móng và gây ra hiện tượng co giãn. Thâm nhập vào các khe co giãn và gây đóng băng ở đó, làm cho nước thấm rộng ra và phá vỡ đá mài xung quanh các khe co giãn.

Dịch vụ liên quan

Đối tác